Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 11: Sun Woo bị gài thành sát nhân nhưng Tae Oh mới là kẻ bị "bế lên đồn"?

Chấm dứt nỗi lo sợ của khán giả sau khi xem tập 10, preview tập 11 Thế Giới Hôn Nhân tiếp tục có sự xuất hiện In Gyu (Lee Hak Joo) và Hyun Seo ( Shim Eun Woo ). Hóa ra người chết ở ga tàu không phải Hyun Seo và dù cô có xuất hiện với bộ dạng thảm hại thì khán giả vẫn phải nâng ly chúc mừng vì trợ thủ duy nhất của Sun Woo ( Kim Hee Ae ) vẫn còn đây.

Preview tập 11 Thế Giới Hôn Nhân

Hyun Seo vẫn còn sống

Chỉ là chiếc khăn của cô vô tình rơi đúng chỗ xảy ra án mạng

Sun Woo tuyệt vọng vì nghĩ Hyun Seo đã chết

Chẳng lâu sau, tin tức về người chết ở ga tàu đã lan rộng, đến cả tai Da Kyung ( Han So Hee ). Có người còn cho rằng người chết có liên quan tới bác sĩ Ji - đồng nghiệp của Sun Woo. Chẳng biết việc điều ra ra sao nhưng thông tin này dường như lại gây bất lợi cho Sun Woo, thậm chí chính bản thân Sun Woo cũng nghi ngờ mình có thể sẽ bị đổ oan là kẻ sát nhân. Đã vậy dữ liệu trong camera giám sát của nhà ga lại bị xóa sạch.

Chính Sun Woo cũng phải tự vấn rằng không lẽ có người muốn đổ tội cho mình

Cũng trong đoạn preview này, chỉ tịch Yeo (Lee Kyung Young) và Tae Oh ( Park Hae Joon ) đã bàn nhau giữ kín một bí mật với Da Kyung. Tuy nhiên dường như Da Kyung đã sớm phát hiện ra bí mật đó, phải chăng nó có liên quan tới nạn nhân ở ga tàu Gusan?

Bí mật gì khiến Da Kyung hốt hoảng đến vậy?

Đoạn preview kết thúc bằng việc một người đàn ông tìm đến và yêu cầu Tae Oh đi theo mình. Với biểu cảm của Tae Oh cùng cách nói chuyện của người đàn ông giấu mặt thì rất có thể đây là cảnh sát và biên dịch phải chăng Tae Oh thực sự liên quan đến án mạng kinh hoàng kia?

Tae Oh bị giải lên đồn?

Có quá nhiều câu hỏi đặt ra ở preview tập 11, muốn biết câu trả lời đành đợi những tập tiếp theo của Thế Giới Hôn Nhân (The World of the Married) phát sóng vào mỗi thứ 6, 7 hàng tuần vào lúc 21h theo giờ Việt Nam.

Dương Triệu Vũ: "Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng"

Mới đây, trên kênh Youtube của Đàm Vĩnh Hưng đã đăng tải một clip quay lại cảnh anh đang cắt tóc cho Dương Triệu Vũ tại nhà riêng. Trong clip, Dương Triệu Vũ tâm sự:

" Thời điểm dịch bệnh này tất cả các tiệm cắt tóc đều đóng cửa hết, chỉ có mình "tiệm cắt tóc" của anh Hưng mở cửa, nên tôi phải qua cắt ngay.

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 1.

Nói vậy chứ tôi vẫn phải tuân thủ những luật lệ mà chính phủ đã đưa ra. Chẳng hạn, dù để anh Hưng cắt tóc cho, tôi vẫn phải đeo khẩu trang, sát khuẩn toàn thân, rửa tay khi bước vào nhà anh ấy.

Ngôi nhà của anh Hưng đúng là tuyệt vời nhất, vừa bước vào đã được sát khuẩn toàn thân luôn. Đã thế còn được sấy khô người, đo nhiệt độ, rửa tay ".

Anh còn tiết lộ thêm mức giá rất cao cho một lần được Đàm Vĩnh Hưng cắt tóc, lên tới 15 triệu: " Cắt một bộ tóc như thế này anh Hưng lấy tôi 15 triệu, nhưng vì gần đây dịch bệnh không hàng nào mở nên tôi phải bóp bụng qua nhà anh ấy để cắt ".

Về phía mình, Đàm Vĩnh Hưng nói: " Đầu của Dương Triệu Vũ rất khó cắt vì có 4 xoáy lận, tóc quái đản lắm, mọc hướng nọ hướng kia ".

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 3.

Không những vậy, việc Dương Triệu Vũ đeo khẩu trang khi cắt tóc cũng khiến Đàm Vĩnh Hưng khó cắt hơn. Anh nói : "Làm khó tôi quá, đeo khẩu trang vào khó cắt quá. Nhưng dù khó thế nào cũng phải tuân thủ".

Dương Triệu Vũ cũng chia sẻ lí do vì sao phải đeo khẩu trang ngay cả lúc cắt tóc: "Tôi vẫn phải tuân thủ bằng cách đeo khẩu trang thôi, chứ tôi vẫn khỏe và hai tháng nay có gặp ai đâu.

Một số người khi coi clip sẽ bắt tôi cởi khẩu trang, một số lại quay ra chửi vì sao lại cởi ra. Không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi người được".

Đàm Vĩnh Hưng tiếp lời: " Tôi quay các clip xong thì bị nói phải đeo khẩu trang, đeo vào lại bảo không thấy mặt tôi. Tôi sợ cộng đồng mạng quá, sợ lắm luôn".

Tiếp đó, Dương Triệu Vũ còn chia sẻ thêm về công việc kinh doanh của Đàm Vĩnh Hưng:

" Dạo này anh Hưng chuyển qua bán hàng online đắt hàng lắm. Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng, 10 người làm cũng không hết.

Nghe nói anh Hưng còn lấy cả xe Cadillac 7 tỷ đi giao một đơn hàng mấy trăm ngàn. Nếu như thế thật thì tiền xăng còn mắc hơn tiền lời. Hình như đó là chiếc Cadillac đầu tiên của Sài Gòn".

Dương Triệu Vũ: Đàm Vĩnh Hưng sau một buổi livestream nhận 4 ngày không hết đơn hàng - Ảnh 4.

Dương Triệu Vũ khoe mái tóc 15 triệu được Đàm Vĩnh Hưng cắt

Được biết, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Đàm Vĩnh Hưng không đi hát mà chuyển qua kinh doanh cá hộp, cá đông lạnh. Anh có hẳn phiên dịch một thương hiệu cá hộp của riêng mình mang tên Vua Biển. Nhờ việc tích cực livestream nên Đàm Vĩnh Hưng kinh doanh rất tốt.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu

Dù bản thân virus corona không phân biệt người nào có thể bị nhiễm, người nào không, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn không thể làm xê dịch cán cân giàu – nghèo. Trong cùng thời điểm 22 triệu người Mỹ mất đi công ăn việc làm, khối tài sản của tầng lớp tỷ phú Mỹ vẫn tăng đều đặn 10% - hoặc tăng thêm 282 tỷ USD so với con số  ước tính vào đầu tháng 3. Tổng số tài sản ròng của các "đại gia" này hiện đã lên đến con số 3,229 nghìn tỷ USD.

Cú sẩy chân của thị trường chứng khoán vào đầu đại dịch có thể gây chút hoang mang cho túi tiền của các tỷ phú – ví dụ, tài sản ròng của ông trùm Amazon, Jeff Bezos, đã tụt xuống mức 105 tỷ USD vào ngày 12/3. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy: đến ngày 15/4, tài sản ròng của ông đã tăng thêm 25 tỷ USD. Eric Yuan, nhà sáng lập và CEO của Zoom, là một trong số ít các nhà phát tiển chứng kiến khối tài sản ròng tăng đều đặn kể cả khi thị trường gặp rắc rối, và hiện nay, tài sản ròng của ông đã lên mức 2,58 tỷ USD.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 1.

Những " kẻ hưởng lợi từ đại dịch " – theo cách gọi của một báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách Mỹ  - chỉ là một mảnh nhỏ của bài toán bất bình đẳng giàu có tại Mỹ. Kể từ năm 1980, các khoản thuế được chi trả bởi các tỷ phú, vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của khối tài sản mỗi người sở hữu – đã giảm đến 79%.

" Chúng ta đang nói về những vị tỷ phú từ thiện chia sẻ 0,0001% tài sản của họ với cộng đồng trong khủng hoảng, nhưng trên thực tế, họ đã lợi dụng luật thuế để giảm thuế cho chính mình trong hàng thập kỷ - số tiền đó lẽ ra đã có thể được dùng vào xây dựng nên hệ thống y tế công tốt hơn " – Chuck Collins, giám đốc Chương trình Bất bình đẳng và Lợi ích chung tại Viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ nói. Ông còn là đồng tác giả của bản báo cáo mang tiêu đề "Billionaire Bonanza 2020: Wealth Windfalls, Tumbling Taxes, and Pandemic Profiteers".

Viện nghiên cứu chính sách này từng đưa ra bản báo cáo Billionaire Bonanza đầu tiên vào năm 2015; kể từ đó, báo cáo đã tiếp tục đánh giá tình hình bất bình đẳng giàu nghèo tại Mỹ, mỗi năm lại tập trung vào những yếu tố cụ thể khác nhau (ví dụ, bản báo cáo năm 2018 nói về những đế chế giàu có). Bản báo cáo năm nay nói về các tỷ phú hưởng lợi từ đại dịch virus corona. Để đưa ra các số liệu và kết luận, Collins và các đồng tác giả khác đã nghiên cứu danh sách tỷ phú thế giới thường niên của Forbes, cũng như các danh sách theo dõi hàng ngày từ cả Forbes và Bloomberg.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 2.

Forbes phải chọn ra thời điểm để lấy số liệu tài sản ròng cho danh sách của họ, và họ đã chọn ngày 18/3; danh sách được hoàn thành vào ngày 7/4. " Chúng tôi ngay lập tức nghiên cứu nó và nhận ra rằng, mới chỉ 3 tuần sau thôi, câu chuyện đã thay đổi nhanh chóng " – Collins nói. " Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các tỷ phú; tài sản của họ giảm so với năm ngoái nếu xét trên toàn cầu, và nếu xét ở Mỹ, chỉ trong 3 tuần, họ đã vượt qua được số tài sản tích lũy năm ngoái và hiện đang hướng đến những cột mốc mới ".

Ví dụ về sự bất bình đẳng trong thời buổi đại dịch này còn một lần nữa nhấn mạnh một số quan điểm mà viện nghiên cứu từ lâu đã đưa ra về hố sâu bất bình đẳng và chúng đã ăn sâu vào xã hội ra sao. " Bất bình đẳng là tình trạng đã tồn tại sẵn của nước Mỹ " – Collins nói. " Khi đại dịch xảy ra, xã hội đã rất phân cực rồi, và không may là chúng ta không hề muốn sau khi đại dịch kết thúc, tình hình càng phân cực hơn nữa ".

Một phát hiện quan trọng của báo cáo là sau khủng hoảng kinh tế 2008, chưa đầy 30 tháng sau, tài sản của giới tỷ phú đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tài sản của họ nhanh chóng vượt qua mức trước 2008. Nhưng đến năm 2019, tầng lớp trung lưu ở Mỹ thậm chí vẫn chưa thể hồi phục đến mức tài sản ròng của họ vào năm 2007. " Mọi người đối phó với đại dịch với tình trạng kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ sau cuộc đại khủng hoảng " – ông nói.

Để giải quyết vấn đề, các tác giả kêu gọi thiết lập một Ủy ban Giám sát Trục lợi Đại dịch, một Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động che giấu tài sản, và một khoản Phụ thuế Thu nhập Triệu phú khẩn cấp 10%, cùng nhiều hành động khác.

Collins đặc biệt thích ý tưởng về một kế hoạch Kích thích Từ thiện, một kế hoạch có thể giúp chuyển khoảng 1,2 nghìn tỷ USD vốn đang không được sử dụng trong các tổ chức tư nhân, và khoảng 120 triệu USD khác trong các quỹ tư vấn, đến tay những người đang thực sự cần. Các tổ chức tư nhân hiện được đề nghị phải trả chỉ 5% thuế mỗi năm, và số tiền đó có thể bao gồm cả chi phí hoạt động; trong khi đó các quỹ tư vấn thì không cần, do đó không có gì khích lệ họ chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện đang cần cả.

" Các nhà tài trợ giàu có đã tận dụng các điều khoản giảm thuế, và nay thì tiền cứ nằm yên ở đó… Nếu họ đang dành tiền cho một ngày mưa, thì họ nên nhìn ra ngoài cửa sổ. Trời đang mưa rất nặng hạt " – ông nói. " Đã đến lúc hoàn thành phần thứ hai của lời hứa. Họ đã được giảm thuế; bây giờ hay chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện cộng đồng đang hoạt động để giải quyết các vấn đề cấp bách, những tổ chức đang lo ngại sẽ phải đóng cửa vì thiếu kinh phí …"

Một số tỷ phú đã hiến tặng những khoản tiền lớn trong quãng thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Collins nói chúng ta không thể cho phép những hành động từ thiện đó khiến người ta quên đi sự bất bình đẳng. " Từ thiện thực sự không phải là một sự thay thế cho một hệ thống thuế công bằng, và một mạng lưới an toàn công cộng được tài trợ đầy đủ " – ông nói.

Đối với hàng triệu người Mỹ đang chật vật kiếm tiền trả các khoản nợ, mua sắm thức ăn, và cố gắng sống sót qua đại dịch, Collins nói rằng đại dịch đã cho thấy sự thật đau lòng về một xã hội bất bình đẳng. Nhưng ông cũng thấy rằng quãng thời gian này như một sự thức tỉnh. " Điều tốt là hầu hết mọi người đều hiểu. Họ thực sự hỗ trợ phiên dịch các chính sách công có thể đưa chúng ta theo một hướng đi mới ", như thuế đối với người giàu, hay thuế thừa kế lũy tiến, hoặc thậm chí là mức lượng tôi thiểu 15 USD đối với các nhân viên tạp hóa và những người lao động khác. " Các chính trị gia của chúng ta có thể nắm bắt được công chúng khi tìm cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng này ".

Tham khảo: FastCompany

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát

Để hiểu về Netflix, bạn hãy quên nhân vật Joe Exotic trong bộ phim tài liệu đình đám "Tiger King" trong thời gian gần đây. Hãy nhìn vào nhân vật giáo sư của "Money Heist" (tựa tiếng Việt: Phi vụ tỷ đô) – bộ phim Tây Ban Nha chủ đề tội phạm, với nội dung một băng cướp lên kế hoạch cướp 2,4 tỷ euro xưởng in tiền tại Madrid.

Cũng giống như những tên tội phạm, Netflix đang chớp lấy cơ hội từ lệnh phong toả ở nhiều quốc gia trên thế giới để "in tiền". Giống như nhân vật giáo sư, CEO Reed Hastings thường đi trước phe cảnh sát một bước. Tương tự như băng cướp trong phim, Netflix luôn có một nguyên tắc vàng, đó là bám sát kế hoạch. Và cho đến nay, họ đã thành công.

Thành công hơn nhờ đại dịch

Ngay cả khi trong những ngày đầu tiên hoạt động, khi đĩa DVD vẫn là phương tiện xem phim phổ biến, thì Netflix đã "chiếm trọn" cảm tình và cả ví tiền của người đăng ký, với rất nhiều nội dung phong phú cùng dịch vụ khách hàng chất lượng. Khác với nhà cung cấp dịch vụ xem phim và chơi game qua DVD – Blockbuster, Netflix sở hữu hàng chục nghìn DVD có nội dung với mọi thể loại, dành cho mọi sở thích và đưa ra gợi ý dựa trên lựa chọn trước đó của người dùng.

Ngay từ đầu, Hastings tin rằng các bộ phim rồi sẽ được người dùng tải về máy. Nhưng thay vì thông qua các công ty truyền thông, hay mạng lưới truyền hình, hãng phim, ông đã đưa ra phiên dịch hướng tiếp cận mới lạ để phân phối và sản xuất phim. Trong quá trình này, ông đã củng cố thương hiệu Netflix, cơ sở người dùng và khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mà chưa có đối thủ nào xứng tầm.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 1.

Ben Thompson đến từ Stratechery – một bản tin trực tuyến, giải thích rằng Netflix đã chuyển từ hình thức cho thuê DVD sang dịch vụ phát trực tuyến, đến phát triển nội dung gốc, mỗi lần như vậy được xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có từ những bước trước đó. "Chiến lược bậc thang" này đã giúp Netflix "gắn bó" với nhiều hộ gia đình trên thế giới, đúng thời điểm nhu cầu sử dụng tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Hôm 21/4, sự thành công của Netflix đã trở nên rõ ràng hơn. Báo cáo lợi nhuận quý I, Netflix cho biết lượng đăng ký đã tăng 15,8 triệu trong 3 tháng đầu năm nay, gấp đôi so với dự kiến, nâng tổng số lên 183 triệu lượt đăng ký. Phần lớn đà tăng trưởng đến từ châu Âu và châu Á. Dù hoạt động sản xuất nội dung mới bị đình trệ trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Netflix đã có thể trấn an người dùng với nội dung phong phú có sẵn.

Thậm chí, các nhà sản xuất và thiết kế đồ hoạ của công ty này đang rất bận rộn để chỉnh sửa một loạt nội dung tại nhà. Công ty này tự tin rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành các nội dung mới trong năm nay. Ngoài ra, sự khởi sắc này đã giúp họ trả lời những thắc mắc rằng công ty nợ rất nhiều để sản xuất nội dung là một yếu tố không bền vững, hay Netflix đã "đốt" 1 tỷ USD tiền mặt trong năm nay và năm 2019 là 3,3 tỷ USD. Điều này cũng lý giải tại sao hồ sơ đi vay của Netflix vốn được "đánh đồng" với trái phiếu rác, nay được vay với lãi suất tương đương với trái phiếu loại A như của Disney.

Thách thức "hoá" lợi thế

Đương nhiên, cốt truyện tốt vẫn có "lỗ hổng". Netflix thừa nhận rằng lượt đăng ký mới tăng với tốc độ tên lửa nhờ các biện pháp phong toả. Nếu đúng là như vậy, thì tốc độ này sẽ giảm đi khi các lệnh hạn chế được nới lỏng và quá trình "đốt tiền" lại được thổi bùng lên. Công ty cần tiền để tài trợ cho những dự án sản xuất nội dung mới. Hơn nữa, họ cũng chưa hết lo ngại về việc doanh thu quốc tế tăng lên cũng không thể bù đắp được đà tăng trưởng yếu đi của lượng đăng ký tại Mỹ - thị trường lớn nhất của họ.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 2.

Chưa dừng ở đó, điều đáng lo ngại không chỉ là người dùng bị hấp dẫn bởi các ứng dụng khác. Netflix còn đối diện với thực trạng: khi các công ty truyền thông khác khai thác dịch vụ stream thì họ sẽ từ chối bán các show mới hay cấp phép các show cũ cho Netflix như trước đây. Điều này sẽ khiến Netflix buộc phải chi nhiều hơn để cạnh tranh.

Dẫu vậy, các công ty khác lại gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, WarnerMedia tuyên bố sẽ ra mắt HBO Max vào ngày 27/5, nhưng khi lệnh hạn chế vẫn được áp dụng thì họ sẽ phải tạm từ bỏ "cuộc chơi". Do đại dịch, NBCUniversal (thuộc Comcast) cũng phải tạm ngừng kế hoạch ra mắt dịch vụ stream – Peacock. Theo đó, Netflix sẽ có thêm thời gian để củng cố vị trí dẫn đầu.

Hôm 22/4, AT&T cho biết doanh thu của WarnerMedia rớt thảm do chi quá nhiều cho quảng cáo. Trong khi đó, cả công ty này và Comcast đều đang chịu áp lực vì nợ. Cuộc suy thoái có thể sẽ khiến họ phải cắt giảm bớt chi tiêu cho mảng truyền hình cáp để phát triển dịch vụ stream, theo đó doanh thu sẽ tiếp tục đi xuống. Disney dù có được lợi thế từ Disney+ nhưng đang gặp khó khăn khi một loạt công viên phải đóng cửa. Kênh thể thao ESPN cũng không thể phát sóng trận đấu trực tiếp nào. Netflix lại làm nên điều khác biệt, khi không phụ thuộc vào quảng cáo như các doanh nghiệp trên.

Theo đó, tiền đề cho trận đấu cuối cùng trong "cuộc chiến stream" đã được tạo ra. Thay vì không bán nội dung cho Netflix, thì các đối thủ lại chật vật để sống sót. Chìm trong nợ, các công ty trên sẽ lại cấp phép cho Netflix sử dụng nội dung của mình. Trong khi đó, Disney sẽ thiếu tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Amazon và Apple dù có vị thế tài chính mạnh, nhưng nội dung không phong phú như Netflix hay Disney+. Bởi vậy, Netflix sẽ tận dụng cơ hội, củng cố vị thế dẫn đầu trên toàn cầu, không chỉ bằng việc phát hành những nội dung "bom tấn".

Tham khảo Economist 



Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, "sát thủ" Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL "bỏ quên"

Vừa qua, CLB HAGL đã tổ chức cuộc bầu chọn đội hình được yêu thích nhất trong lịch sử. Trong đội hình 4-4-2, 2 tiền đạo được người hâm mộ lựa chọn là Công Phượng và Kiatisuk. Điều đáng nói là sau khi kết quả được công bố, tiền đạo người Brazil Evaldo đã bình luận:

"Chỉ tính riêng V.League, tôi đã ghi được 67 bàn thắng, đấy là còn chưa kể các bàn thắng ở Cúp Quốc gia. Với hơn 80 bàn thắng, tôi là chân sút một trong lịch sử HAGL, hay là tôi đã nhầm? Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình đã đóng góp nhiều cho HAGL nhưng rõ ràng là không phải".

Gắn bó với HAGL trong giai đoạn 2009-2013, Evaldo được ghi nhận là một trong các tiền đạo đáng sợ nhất. Không chỉ ghi bàn, Evaldo còn truyền cảm hứng lớn cho những đồng đội xung quanh. Chân sút người Brazil từng cùng đội bóng phố Núi giành ngôi Á quân Cúp Quốc gia mùa 2010 và đoạt HCĐ V.League 2013.

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, sát thủ Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL bỏ quên - Ảnh 1.

Evaldo từng có ý định trở lại làm HLV HAGL vào năm 2017

Mùa giải đỉnh cao của Evaldo là 2011. Anh ghi tới 20 bàn thắng, giúp HAGL trở thành đội sở hữu hàng công tốt thứ hai V.League. Trong cuộc đua Vua phá lưới, Evaldo chỉ thua Gaston Merlo đúng 2 bàn. Xét về mặt thông số, Công Phượng với 25 bàn thắng cho HAGL kể từ năm 2015 đến nay có lẽ không thể so sánh với Evaldo.

Kể từ khi Evaldo ra đi năm 2013, đội bóng phố Núi vẫn luôn chật vật trong việc tìm kiếm một chân sút ngoại đủ tầm thay thế dù đã thử rất nhiều phương án khác nhau.

Tuy nhiên, tiêu chí của cuộc bầu chọn là đội hình được yêu thích nhất. Đây là sự thay đổi đáng kể nếu so với tiêu chí ban đầu là đội hình xuất sắc nhất. Những cầu thủ xuất thân từ lò JMG như Công Phượng, Xuân Trường... về thành tích chưa thể bằng các tiền bối (từng 2 lần vô địch V.League và Cúp Quốc gia) song có công lớn trong việc tạo cảm hứng, kéo người hâm mộ trở lại với các khán đài V.League.

Ghi bàn gấp nhiều lần Công Phượng, sát thủ Brazil vẫn phải ca thán vì bị fan HAGL bỏ quên - Ảnh 2.

6/11 vị trí trong đội hình được yêu thích thuộc về các cầu thủ lò JMG

Dù vậy, không ít CĐV lâu năm của HAGL vẫn mong muốn đội bóng có động thái "làm dịch thuật lành" với Evaldo. Bởi chân sút người Brazil bấy lâu vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt với phố Núi. Và nếu không nhớ nhung và quan tâm đến HAGL, Evaldo có lẽ sẽ không "buồn 5 phút" vì một cuộc bầu chọn.

Evaldo - Chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử HAGL (Video: CLB HAGL)



Nhìn “học trò” của Lisa nhảy mà ngỡ… vũ đạo của ITZY, BLACKPINK và hàng loạt nhóm Kpop kết hợp, liệu “Lạp lão sư” tinh mắt có nhìn ra không nhỉ?

Trong tập mới nhất của " Thanh Xuân Có Bạn 2 ", phần thi "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" của Team A gồm Ngu Thư Hân, Khổng Tuyết Nhi, Phùng Nhược Hàng, Lâm Tiểu Trạch và Trần Phẩm Tuyên đã thể hiện được trọn vẹn không khí vui tươi của bài hát, qua đó trở thành nhóm chiến thắng.

"Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" - Team A (Thanh Xuân Có Bạn 2)

Thế nhưng xem phần trình diễn của "thánh cuồng Lisa"  Ngu Thư Hân  và đồng đội, những ai vốn là fan Kpop chắc hẳn sẽ thấy rất quen mắt khi vũ đạo của họ chẳng khác gì được tổng hợp từ hàng loạt bản hit của  BLACKPINK , ITZY, TWICE, hay thậm chí là nhiều girlgroup Kpop Gen 2. Điệu nhảy của các thí sinh tuy đã được biên đạo để phù hợp với giai điệu vui tươi của bài hát nhưng thấp thoáng đâu đây động tác của "Playing With Fire", "Kill This Love", "As If It’s Your Last" hay "Dalla Dalla",…

Ngay phần đầu tiết mục "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?", có thể thấy được động tác uốn tay thành vòng cung của "học trò" của Lisa rất giống với vũ đạo ở phần cuối ca khúc "Playing With Fire". BLACKPINK không có nhiều bài hát và từng diễn đi diễn lại ca khúc này, không biết "Lạp lão sư" tinh mắt có nhận ra không nhỉ?!

Trừ cách sắp xếp đội hình thì cách các thành viên tay chống hông, tay xoay vòng...

... thật giống với vũ đạo của BLACKPINK trong "Playing With Fire"

"PLAYING WITH FIRE" - BLACKPINK (DANCE PRACTICE VIDEO)

Vũ đạo xòe tay chống cằm thường được sử dụng trong các ca khúc có giai điệu dễ thương, và "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" cũng không là ngoại lệ. Có điều cách xếp đội hình của thí sinh "Thanh Xuân Có Bạn 2" phần nào gây liên tưởng tới đoạn đầu trong siêu hit quốc dân "Cheer Up" của TWICE.

Vũ đạo chống cằm dễ thương dễ gây liên tưởng đến cảnh kết của TWICE trong "Cheer Up"

Tương tự, vũ đạo vẫy tay dưới cằm là cũng là động tác cơ bản trong các bài hát vui tươi theo concept "bánh bèo", qua đó tôn lên nét đáng yêu của người thể hiện. Rất nhiều ca khúc Kpop như "So Hot" (Wonder Girls), "Twinkle" (SNSD-TTS),... từng sử dụng động tác này dịch thuật nên dễ hiểu vì sao các thí sinh của "Thanh Xuân Có Bạn" cũng học hỏi và đưa vào bài nhảy của mình.

Vũ đạo đặt tay dưới cằm được thí sinh team "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" sử dụng triệt để nhằm tăng thêm độ cute

Vũ đạo này thường được các girlgroup Kpop sử dụng, chẳng hạn như SNSD-TTS...

... và Wonder Girls

Ở phần điệp khúc đầu tiên, vũ đạo đánh tay của Khổng Tuyết Nhi chắc hẳn vô cùng quen mắt với fan của BLACKPINK vì giống tới "một chín một mười" với động tác tương tự của 4 cô gái nhà YG trong "As If It’s Your Last".

Vũ đạo của Khổng Tuyết Nhi...

... siêu quen thuộc với những ai đã "xem mòn" video "As If It's Your Last"

Video luyện tập vũ đạo "As If It’s Your Last" của BLACKPINK

Ngay sau đó lại là 1 động tác "gây thương nhớ" tới BLACKPINK. Vũ đạo đánh tay này có làm bạn nhớ đến điệp khúc của "Forever Young"?

Cách di chuyển tay của học trò Lisa...

... có phần na ná vũ đạo "Forever Young"

Động tác tạo hình vương miện trên đầu vốn đã rất quen thuộc với fan của ITZY khi các cô gái sử dụng vũ đạo này ngay từ bản hit đầu tay là "Dalla Dalla". Do đó nhìn phân đoạn này của thí sinh "Thanh Xuân Có Bạn 2", không liên tưởng đến "tân binh khủng long" nhà JYP là… chuyện khó!

Vũ đạo vương miện này sao nhìn quen vậy ta?

"DALLA DALLA" - ITZY (Dance Practice)

Ở đoạn breakdance cuối bài, các học trò của Lisa thực hiện động tác xoay tay và xếp thành hàng dọc. Tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng vũ đạo này có làm ai nghĩ đến phần mở đầu bản hit "Kill This Love" của "Lạp lão sư" và đồng đội không nhỉ?

Cả 2 bài đều có vũ đạo hàng dọc và cách di chuyển tay nhanh

Dance Practice "Kill This Love" (Moving Ver.) – BLACKPINK

Với ca khúc mang giai điệu tươi sáng như "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" thì việc sử dụng và biến tấu những vũ đạo cơ bản trong những bài hát có concept tương tự là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên trong bài hát "góp nhặt" nhiều điệu nhảy "quen mặt" từ những nhóm nhạc đình đám như BLACKPINK, ITZY, TWICE,... thì quả là không khỏi khiến netizen chú ý. Xem ra không chỉ các thí sinh "Thanh Xuân Có Bạn 2" mà đến cả ekip chương trình cũng yêu thích và học hỏi từ Kpop cũng nên!

Đánh Iran, Mỹ phải gọi Israel là "bậc thầy": Sự khôn khéo đỉnh cao của người Do Thái

Chiến dịch giữa các cuộc chiến

Trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng COVID-19 , theo lẽ thông thường thì người ta sẽ nghĩ rằng Mỹ và Iran phải tìm cách giảm leo thang căng thẳng. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn không hề nới lỏng các lệnh trừng phạt với Iran, trong khi lực lượng dân quân dòng Shia do Tehran hậu thuẫn ở Iraq tiếp tục tấn công vào các lực lượng quân sự của Mỹ.

Nếu cuộc chiến trong bóng tối này vẫn tiếp diễn, Mỹ nhất thiết phải tìm ra những cách thức hiệu quả hơn để bảo vệ các lợi ích của mình và chống trả lại được lực lượng ủy nhiệm Iran để không xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện.

Tất cả các tổng thống Mỹ trước đây - từ Ronald Reagan đến Barack Obama - đều ngần ngại tìm cách đáp trả vì lo sợ sẽ kích hoạt một cuộc xung đột lớn hơn với Iran.

Việc chính quyền Donald Trump hiện nay lựa chọn cách ám sát tướng Iran Qassem Soleimani lại cho thấy điều ngược lại: một cách tiếp cận khiêu khích không cần thiết gần như dẫn đến sự leo thang có nguy cơ vọt khỏi tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, vẫn có một cách tiếp cận trung gian hiệu quả hơn. “Chiến dịch giữa các cuộc chiến” của Israel chống lại Iran ở Syria đã chứng tỏ là một trong những nỗ lực quân sự thành công nhất để đối phó với Iran.

Từ khi bắt đầu cuộc nội chiến ở Syria năm 2011 và nhất là từ đầu năm 2017, Israel đã tiến hành hơn 200 vụ không kích bên trong lãnh thổ Syria để tấn công hơn 1.000 mục tiêu có liên quan tới Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ.

Trước đây, các nhà chiến lược và sĩ quan quân sự Mỹ đã từng nghiên cứu cuộc xung đột giữa Israel và khối Ả Rập năm 1973 để chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh thông thường với Liên Xô. Ngày này, Mỹ vẫn có thể rút ra được những bài học từ chiến dịch của Israel ở Syria và áp dụng cho cuộc đối đầu với Iran.

Đánh Iran, Mỹ phải gọi Israel là bậc thầy: Sự khôn khéo đỉnh cao của người Do Thái - Ảnh 1.

Tiêm kích F-16 phóng tên lửa dẫn đường Maverick. Ảnh: Raytheon

Mỹ có thể rút ra những bài học gì từ Israel?

Thứ nhất, Israel tập trung cao độ vào một mục tiêu rất rõ ràng và có giới hạn là ngăn chặn việc vận chuyển các đầu đạn tấn công chính xác vào Syria có khả năng lọt qua hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome.

Chiến thuật này giúp Israel xây dựng được mục tiêu xuyên suốt và qua đó gửi tới Iran một thông điệp răn đe rõ ràng. Trong khi đó, Mỹ lại áp dụng cách tiếp cận quá tham vọng và dàn trải: Loại bỏ tất cả ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, khiến việc tập trung vào các bước đi quân sự hiệu quả có giới hạn gặp nhiều thách thức.

Thứ hai, Israel theo đuổi chiến dịch của mình ở những khu vực họ có thể duy trì lợi thế áp đảo về tình báo và quân sự. Kết quả là, mặc dù Israel đã tiến hành hàng trăm vụ không kích nhưng tất cả các vụ đáp trả của Iran đều không hiệu quả.

Mỹ chắc chắn có thể đạt được ưu thế về quân sự và tình báo như vậy nhưng ở vị thế một siêu cường với những cam kết trải rộng khắp toàn cầu nên lựa chọn đó quá tốn kém và đầy thách thức, vì vậy cách tiếp cận này chỉ được triển khai khi các lợi ích quốc gia bị đe dọa.

Để giảm bớt nguy cơ leo thang, Israel giới hạn tối đa thương vong cho dân thường, thậm chí trong một số trường hợp Israel còn bắn cảnh cáo để các binh sĩ Iran sơ tán trước khi phá hủy các hệ thống vũ khí.

Bài học thứ tư là xây dựng một chiến lược truyền tải thông điệp khéo léo. Israel luôn kiềm chế làm mất mặt Iran một cách công khai, hoàn toàn đối lập với cách Tổng thống Donald Trump đăng tải thẳng thừng lên Twitter hình ảnh lá cờ Mỹ sau khi ám sát thành công tướng Soleimani.

Israel còn khôn khéo ở chỗ, thông qua những tin tức “rò rỉ” họ cố tình chuyển tới Iran thông điệp rằng việc tiếp tục vận chuyển vũ khí chính xác tới Syria là một cái giá quá đắt. Mỹ đã không làm được điều đó.

Đánh Iran, Mỹ phải gọi Israel là bậc thầy: Sự khôn khéo đỉnh cao của người Do Thái - Ảnh 3.

Tiêm kích F-35 của KQ Israel. Ảnh: AFP

Israel cũng áp dụng một cách tiếp cận không chính thống với các kế hoạch quân sự. Thay vì bắt đầu bằng việc đề ra những mục tiêu kết thúc rõ ràng nhưng cách Quân đội Mỹ thường làm, Israel chọn các tiếp cận dần từng bước bằng cách tiến hành thử các cuộc không kích có giới hạn, rồi sau đó nếu Iran không thể trả đũa hiệu quả thì họ lại tăng dần các hành động quả quyết hơn và theo dõi động thái của Iran rồi lại điều chỉnh.

Theo đuổi chính sách ngoại giao bổ trợ để tạo không gian cho hành động quân sự cũng là một chiến lược chủ chốt của Israel.

Họ thường thực hiện hầu hết các chiến dịch trong không phận do Nga kiểm soát. Khéo léo tận dụng kẽ hở là Nga không thấy mấy lợi ích gì khi dính líu vào cuộc đối đầu Israel - Iran, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhất quán quan điểm đối thoại với Tổng thống Vladimir Putin để giảm leo thang, tránh xảy ra đối đầu.

Mỹ có thể theo đuổi một cách thức tương tự với chính phủ Iraq khi nước này luôn tránh rơi vào tình huống bị kẹt trong cuộc đối đầu giữa Iran và Mỹ nhưng vẫn không muốn Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Iraq.

Bài học cuối cùng là cần phải khiêm tốn về những gì mà một chính dịch như vậy có thể đạt được. Cuộc chiến trong bóng tối giữa Israel và Iran sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều mặt trận và Iran đang bắt đầu điều chỉnh những hạn chế ở Syria.

Với những trách nhiệm, khả năng và lợi ích khác nhau, Mỹ không thể và không nên áp dụng chính xác toàn bộ những gì Israel đã thực hiện.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Israel ở Syria cho thấy Mỹ có nhiều lựa chọn hơn để dịch thuật áp dụng trong cuộc đối đầu với Iran nếu như các nhà hoạch định chính sách mong muốn và có thể vận dụng ít nhất một số yếu tố nào đó từ mô hình của Israel.

Hệ thống phòng thủ Iron dome của Israel khai hỏa

8 cây xanh là "sát thủ" diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa

Cách đuổi muỗi đơn giản nhờ trồng một số cây trong vườn nhà, ban công

Muỗi đốt không chỉ gây phiền nhiễu mà còn có nguy cơ sức khỏe đáng kể, thậm chí gây ra những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi được coi là gia đình động vật nguy hiểm nhất thế giới và truyền các bệnh cực kỳ có hại như sốt rét, sốt vàng da, Chikungunya, virus West Nile, sốt xuất huyết, và virus Zika...

Muỗi thường bị thu hút bởi mùi carbon dioxide và các mùi thơm quyến rũ khác mà chúng ta phát ra từ cơ thể người và các động vật khác. May mắn thay, có những mùi hương tự nhiên có thể được sử dụng để đuổi muỗi mà không cần phải sử dụng hóa chất.

Bright Side rất vui mừng được chia sẻ với bạn 8 loại cây phổ biến để trồng trong vườn hoặc ngay trong nhà bạn có thể đóng vai trò ngăn chặn sự tấn công của muỗi gây bệnh.

1, Hoa oải hương

Hương thơm dễ chịu của hoa oải hương được cho là sẽ gây khó chịu đối với muỗi. Như một phần thưởng bổ sung, hoa oải hương cũng có đặc tính chống nấm và khử trùng. Bạn có thể trồng nó trong vườn hoặc trong chậu để ở gần cửa ra vào và cửa sổ hay ban dịch thuật công nhà bạn. Thậm chí, bạn có thể thoa những bông hoa lên trên da để giải phóng dầu của nó.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 1.

2, Cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ là một loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc. Loài hoa này có chứa chất thiophenes, một hợp chất có đặc tính đuổi côn trùng. Chúng có hiệu quả trong việc ngăn chặn muỗi, rệp, bọ trĩ, bướm trắng, bọ đậu Mexico, bọ xít và và nhiều loại côn trùng khác.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 2.

3, Hoa phong lữ

Cây phong lữ là một loại cây trang trí vô cùng xinh đẹp và hấp dẫn. Loài hoa cảnh này không chỉ để trang trí không gian nhà bạn mà còn có thể xua đuổi muỗi và một số loại sâu bệnh.

Cây này thường thích hợp để sinh trưởng và phát triển nhanh trong khí hậu khô, nắng, thì chúng cũng có thể được trồng ở những nơi lạnh hơn, chỉ cần thường xuyên cắt tỉa.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 3.

4, Hương thảo

Loại cây này thường được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn, nhưng mùi hương gỗ của nó cũng có hiệu quả trong việc đuổi muỗi, sâu bướm bắp cải và ruồi cà rốt.

Cây hương thảo cũng là loại lá rất hữu ích và tuyệt vời khi bạn muốn tận hưởng một chút thời gian quanh đống lửa mà không phải lo bôi thuốc chống muỗi. Chỉ cần bạn cho một ít lá hương thảo vào trong lửa và mùi hương mà nó tạo ra sẽ khiến muỗi bay đi xa.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 4.

5, Bạc hà

Lá bạc hà chính là một loại thảo dược dùng để phục vụ nhiều mục đích hơn là chỉ sử dụng trong ẩm thực. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu bạc hà có thể đẩy lùi bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da trong khoảng thời gian 60-180 phút.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 5.

6, Bạc hà hăng (Pennyroyal)

Pennyroyal được gọi là bạc hà hăng, được xem là một loại thuốc chống muỗi tự nhiên nổi tiếng. Giữ thân cây nghiền nát trong túi của bạn có thể đảm bảo rằng muỗi sẽ tránh xa. Bạn có thể trồng xung quanh nhà để ngăn muỗi vào nhà.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 6.

7, Húng quế

Húng quế (Basil) không chỉ là một loại thảo mộc làm gia vị thơm ngon trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn là một loại thuốc chống muỗi tự nhiên tiện dụng. Do mùi hăng phát ra từ lá của nó khiến cho muỗi không muốn đến gần.

Trên thực tế, đã có một nghiên cứu cho thấy húng quế có khả năng gây độc cho muỗi.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 7.

8, Cây bạc hà mèo (Catnip)

Mèo cưng của bạn không chỉ cảm ơn bạn vì có cây bạc hà mèo catnip trong vườn, mà bạn còn có thể tận hưởng việc đi dạo trong vườn mà không bị muỗi đốt phiền phức.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây bạc hà mèo catnip có hiệu quả gấp 10 lần so với thuốc DEET nhờ tác dụng xua đuổi muỗi của nó.

8 cây xanh là sát thủ diệt muỗi: Nếu bạn trồng quanh nhà, muỗi và côn trùng sẽ tránh xa - Ảnh 8.

Bạn đã thử bất kỳ loại thuốc chống muỗi tự nhiên nào chưa?

*Theo Brightside

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương dịch thuật đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Người Thái một lần nữa "dạy" cho bóng đá Việt Nam sự chuyên nghiệp và bài học đoàn kết từ thầy trò HLV Park Hang-seo

Sau cuộc họp ngày 14/4, bóng đá Thái Lan đi đến một quyết định được cho là quan trọng nhất – tổ chức 2 hạng đấu cao nhất là Thai League 1 và 2 mùa này từ tháng 9/2020 và sẽ kết thúc vào tháng 5/2021. Nếu mọi thứ suôn sẻ thì đây sẽ là lịch trình tổ chức cố định trong tương lai.

Ngoài ra, vấn đề các CLB giảm 50% thu nhập của cầu thủ hay tiền bản quyền truyền hình từ nhà đài True Vision cũng được giải quyết xong.

Cùng một cuộc họp với tính chất và cách thức tương tự nhau nhưng bóng đá Việt Nam và Thái Lan cho ra những kết quả khác biệt. Ảnh: FA Thailand - VPF.

Chưa hết, Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) tổ chức được một cuộc họp nửa trực triếp, nửa trực tuyến. Buổi họp có sự góp mặt của các lãnh đạo CLB liên quan, trong đó có nhiều ông bầu, bà bầu nổi tiếng của Buriram United (ông Newin Chidchob), Port FC (bà Nualphan Lamsam). Những người ở xa thủ đô Bangkok sẽ kết nối online với cuộc họp. Diễn biến buổi họp không được công bố nhưng theo thông báo của FAT, tất cả đều nhất trí với phương án đề ra trong hoàn cảnh các giải đấu đóng băng dài hạn.

Cuộc họp ấy không có đội nào từ chối tham dự vì đang bận chống dịch Covid-19 như cái cách bầu Đức yêu cầu CLB Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog HAGL thực hiện. Trong khi đó, ở Thái Lan, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp hơn nhiều Việt Nam.

Không những vậy, chỉ sau một cuộc họp, FAT và các CLB thông qua được 3 vấn đề quan trọng như trên. Một bản kế hoạch cho tương lai tương đối rõ ràng với một sự thay đổi lớn về cách thức tổ chức được chấp thuận để tiến hành ngay khi dịch Covid-19 được khống chế. Trong khi đó, bóng đá Việt Nam tới lúc này vẫn loay hoay tìm một hướng đi cụ thể.

Tầm ảnh hưởng bà bầu Nualphan Lamsam hay ông Newin Chidchob với nền bóng đá Thái Lan tương đương bầu Đức ở Việt Nam nhưng cách chung tay xây dựng nền bóng đá của họ khác biệt nhiều. Ảnh: Sport5 - FA Thailand.

Từ cuộc họp giữa VPF và các CLB V.League vào ngày 31/3 đến cuộc họp ngày 14/4 giữa FAT và các CLB Thai League mới thấy rằng, bóng đá Việt Nam vẫn còn đi sau và phải học người Thái nhiều trong khâu tổ chức. Ý thức chuyên nghiệp là điều làm bóng đá Thái Lan vẫn "sang" hơn Việt Nam là vì thế.

Hai năm qua, bóng đá Việt Nam thăng tiến mạnh mẽ ở cấp ĐTQG, vượt qua người Thái. Thế nhưng, xương sống của nền bóng đá là các giải VĐQG thì bóng đá Việt Nam vẫn đi sau nhiều bước chân. Trong khi Thai League rủng rỉnh nhà tài trợ, có tiền bản quyền truyền hình thì V.League vẫn "chạy ăn từng bữa". Khi các CLB ở Thai League càng ngày càng chuyên nghiệp hơn, tự sống bằng tiền kiếm được thì đó vẫn là ước mơ của cả V.League.

Cũng từ câu chuyện này, dấu hỏi về sự đoàn kết của những người làm bóng đá Việt Nam ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo bị đặt dấu hỏi. Chưa kể, nó lại bắt nguồn từ một ông bầu có tầm ảnh hưởng với nền bóng đá. Cũng từ đó, quan điểm tiếp theo là có một bộ phận dựa vào sự bất mãn của bầu Đức cố tình chia rẽ bóng đá Việt Nam.

Điều ấy như bào mòn những gì thầy trò HLV Park Hang-seo xây dựng nên trong hai năm qua. Thành công của HLV Park Hang-seo được thừa nhận là kết quả của một tập thể đoàn kết từ thầy đến trò. ĐTQG và U23 Việt Nam được đánh giá chưa bao giờ có sự đoàn kết đến thế trong nội bộ. Không có chuyện quân anh, quân tôi, quân vùng này, quân vùng khác. Tất cả tạm gác cái tôi ở CLB để trở thành một phần của đội tuyển quốc gia.

Người Thái một lần nữa dạy cho bóng đá Việt Nam sự chuyên nghiệp và bài học đoàn kết từ thầy trò HLV Park Hang-seo - Ảnh 3.

Sự đoàn kết ở thượng tầng nền bóng đá nước nhà đang có vấn đề mà nổi bật là giữa bầu Đức với VPF. Ảnh: Hiếu Lương.

Tinh thần ấy dường như không được thể hiện ở những người có tiền và có quyền ở thượng tầng. Nền bóng đá vì thế mới chỉ có cái áo đẹp là sự thành công của các đội tuyển quốc gia nhưng bên trong là một thân hình gầy gò thiếu dinh dưỡng.

Đoàn kết đối với con người Việt Nam là giá trị tinh thần quan trọng làm nên những thành công trong dọc dài lịch sử. Thử ngẫm nghĩ rằng bầu Đức xắn tay đưa ra các giải pháp cho bóng đá Việt Nam, thay vì lên báo chỉ trích một cách thiếu căn cứ, có khi V.League cũng đã tốt hơn hiện tại vài phần.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch

Những ai quan tâm nhiều tới biên dịch công nghệ hẳn không còn xa lạ gì với cái tên Tony Phùng. Anh là reviewer sở hữu kênh Youtube cùng tên có số lượng người theo dõi khá lớn tại Việt Nam hiện nay, hơn 400 ngàn lượt.

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch - Ảnh 1.

Bắt đầu làm nội dung Youtube từ đã lâu nhưng chính thức bước vào con đường youtuber chuyên nghiệp từ tháng 09/2017. Anh một mình từ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp với tôn chỉ "cần phải xa nhà để tự lập hoàn toàn". "Con trai chỉ thực sự lớn và trưởng thành nhanh khi họ sống xa gia đình, tự bươn chải và không phụ thuộc vào bất cứ sự hỗ trợ nào cả. Hà Nội không phù hợp với mình, nên mình muốn sống ở một môi trường khác và thành phố Hồ Chí Minh là điểm mình chọn" , anh chia sẻ.

Vượt qua nhiều khó khăn ngày đầu làm riêng như không có các mối quan hệ các bên tại Sài Gòn, một mình phải đảm đương hết mọi công việc, sau hơn hai năm miệt mài anh đã có cho mình chỗ đứng vững chắc cùng đội ngũ nhân sự ba người. Điểm hay là mọi hoạt động sản xuất, sáng tạo nội dung của team không bị ảnh hưởng trong thời gian cách ly xã hội khi "studio của mình thuê cùng chung cư với nhà mình đang ở nên anh em cũng chỉ đi qua đi lại rồi ở phòng làm việc ", anh Tony Phùng cho biết.

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch - Ảnh 2.

Nằm trong ảnh hưởng chung từ dịch Covid-19

Là một kênh Youtube thuần về công nghệ, anh Tony Phùng cho biết cũng bị tác động bởi dịch bệnh hiện nay như nhiều ngành nghề kinh tế khác. Anh chia sẻ: "Ảnh hưởng đầu tiên là lượng view và khả năng ăn đề xuất của video giảm hẳn. Một tháng kênh mình có trung bình khoảng hơn 5 triệu view, nhưng tháng Covid vừa rồi bị giảm khoảng 20%" .

Bên cạnh đó việc các hãng hạn chế tung ra sản phẩm mới thời gian này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc sáng tạo thêm nội dung mới trên kênh của anh. "Mình đi theo hướng sản phẩm chính hãng, nên rất ít làm hàng xách tay hoặc máy cũ. hiện tại các brand đang hạn chế rất nhiều việc tung ra sản phẩm mới trong thời gian này, dẫn đến lượng sản phẩm mình có để làm video cũng hạn chế đi rất nhiều".

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch - Ảnh 3.

"Doanh thu cũng bị ảnh hưởng khá nặng thời gian này. Riêng doanh thu từ Youtube mình bị giảm khoảng gần 50% trong 2 tháng gần đây vì Covid-19. Tiếp nữa là doanh thu từ các bên có hợp tác quảng cáo với mình. Những bên giảm chi phí thì mình giảm doanh thu còn những bên cắt chi phí thì mình mất hẳn".

"Hợp tác với các nhãn hàng cũng bị ảnh hưởng khi mà thời gian cho những chiến dịch đã lên lịch đều bị lùi lại rất nhiều. Có những nhãn hàng lùi tới một tháng, có nhãn hàng còn lùi tới khi chính phủ có những thông báo tiếp theo" , anh cho biết thêm.

Ba tháng đầu năm 2020 đã đi qua mà kết quả phát triển kênh Youtube của anh tự nhận định là không mấy khả quan. "KPI của năm thì mình nghĩ chắc tạch rồi nếu như dịch còn phức tạp và kéo dài thế này" , dự báo của anh cho thấy phần nào sự tác động tiêu cực của dịch bệnh đang ngày càng to lớn tới các ngành nghề kinh tế hiện nay.

Thuật toán Youtube và thị hiếu người xem cũng là một phần nguyên nhân

"Kênh của mình đặc thù là chuyên về công nghệ và theo mình đánh giá là người xem chỉ đến với kênh mình khi thực sự quan tâm về công nghệ thôi. Đợt này ở nhà nhu cầu mọi người xem Youtube có tăng lên, nhưng hầu như là content giải trí. Thêm nữa đợt này nội dung kênh mình cũng bị hạn chế bởi thiếu sản phẩm mới nên cũng ít nội dung mới cho người xem" , anh Tony Phùng tâm sự. Điều đó cho thấy khó khăn kép của các kênh Youtube, trang công nghệ trong mùa dịch bệnh này phải đối mặt khi thiếu sản phẩm làm nội dung và người xem dù ở nhà nhiều thì bắt đầu hướng tới các nội dung mang tính giải trí.

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch - Ảnh 4.

Bài toán "con gà và quả trứng" một lần nữa được đặt ra, trong khi người xem chuộng video giải trí thì Youtube cũng bắt đầu thay đổi thuật toán đề xuất nội dung mới. Anh chia sẻ: "Thuật toán đề xuất của Youtube cũng thay đổi nên kênh cũng bị giảm lượng view khá nhiều ở phần này. Check thử qua thì hầu như Youtube đề xuất những nội dung giải trí thôi. Ví dụ trước đây có nhiều bạn chỉ thuần xem video về công nghệ nhưng giờ lại xem thêm cả mảng giải trí (vì ở nhà rảnh quá). Youtube lại tiếp tục đề xuất những video giải trí, vậy là những kênh công nghệ như mình sẽ bị mất đề xuất ở những người xem như vậy" .

Ngoài ra các kênh Youtube nói chung, chuyên về công nghệ nói riêng thời gian này cũng phải đối mặt với việc bị xóa nhầm video dù không vi phạm bởi việc hạn chế nhân sự kiểm duyệt. Đây là thông tin được Youtube gởi tới tất cả các youtuber và anh Tony Phùng kể lại cho chúng tôi biết.

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch - Ảnh 5.

Tất nhiên thách thức của người này sẽ là cơ hội cho người khác, chàng reviewer nổi tiếng chia sẻ đây sẽ dịp rất tốt để những youtuber khác đầu tư mạnh mẽ vào nội dung giải trí, bắt đúng thị hiếu người xem. Còn nói riêng về mảng công nghệ, anh cho rằng sẽ bị chững lại, không phát triển được trong thời gian này.

"Mình tin tưởng Việt Nam sẽ sớm qua được dịch này"

Nói về giải pháp giúp kênh vượt qua tình hình ảm đảm hiện tại do dịch bệnh gây ra, anh tin tưởng mọi thứ sẽ dần ổn định trở lại: "Mình sẽ vẫn cố gắng làm video hàng ngày để phục vụ người xem ở trên kênh, doanh thu hay lượng view dù có giảm nhưng nó đã là thói quen trong suốt thời gian qua rồi, nên mình sẽ vẫn làm nó hàng ngày. Dù ít dù nhiều thì doanh thu của kênh bây giờ vẫn đủ để duy trì thêm một thời gian nữa. Mình thì tin tưởng Việt Nam sẽ sớm vượt qua được dịch này nên cũng không cần chuẩn bị gì nhiều".

Cũng theo anh, sau khi dịch qua đi thì cũng phải mất một tháng mới hồi phục được phần nào thị trường. Nhưng rõ ràng đây sẽ là thời điểm để các nhãn hàng bắt đầu quay trở lại Việt Nam, tung ra nhiều sản phẩm tốt hơn nữa. Đây sẽ là lúc kênh Youtube của anh quay trở lại guồng phát triển.

Youtuber công nghệ giữa mùa dịch Covid-19: Giảm lượt xem, thu nhập từ YouTube sụt 50% nhưng đã sẵn sàng cú hích phát triển sau dịch - Ảnh 6.

Ngoài việc cố gắng thích nghi chờ qua dịch, anh còn chia sẻ thêm về dự định làm đa dạng nội dung trên kênh thông mảng âm thanh và smarthome. "Mình đang khá thích hai mảng này, đặc biệt là nhà thông minh nó đang là xu thế. Mình cũng đang ở một căn smarthome và mình muốn phát triển mảng này thêm. Mình nghĩ sẽ khá thú vị".

Tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 tới mọi ngành nghề kinh tế là điều chúng ta đang thấy rõ, trong đó bao gồm cả những người làm công việc sáng tạo nội dung như anh Tony Phùng. Cố gắng thích nghi trong mùa dịch, giữ tinh thần lạc quan và chủ động lên kế hoạch phát triển mạnh mẽ khi mọi thứ dần ổn định trở lại là giải pháp được anh và nhiều đơn vị khác đáng áp dụng.